CÁCH HỌC TỐT MÔN HÓA SINH?
“Bạn nghĩ gì về môn hóa sinh?” Sinh viên được phỏng vấn cảm nhận.
“Hóa sinh hả? Môn khoa học viễn tưởng”
“Hóa sinh ư? Em quên hết rồi”
“Hóa sinh! Ôi hóa sinh. Em chưa từng yêu nó”
Còn bạn, cảm nhận của bạn về môn hóa sinh là gì?
…………………………………………………….
Vậy làm thế nào để học tốt môn hóa sinh?
Với điểm thi hết kỳ 9,2 môn hóa sinh tại trường ĐH Y Hà Nội, tôi có 2 gợi ý chính sau đây để giúp bạn học tốt môn hóa sinh:
- TƯ DUY TỔNG THỂ.
Môn hóa sinh được chia làm hai phần, gồm hóa sinh chuyển hóa chất và hóa sinh các cơ quan.
Phần hóa sinh chuyển hóa chất luôn là thứ khiến người học cảm thấy nản.
Để tôi lấy ví dụ cho bạn dễ tưởng tượng nhé!
Lúc con học hóa hữu cơ ở cấp 3, chúng ta nhớ các chất, nhớ các phản ứng hóa học bằng cách nhớ công thức cấu tạo của chất đó.
Và thực tế, chúng ta luôn có thể nhớ – viết ra được công thức cấu tạo của một chất nào đó.
Chính điều đó, đã tạo cho chúng ta một thói quen là CỐ GẮNG NHỚ ĐƯỢC CÔNG THỨC CẤU TẠO của các chất khi học hóa sinh.
Tuy nhiên, điều này lại chính là thứ cản bước tiến của bạn. Bởi có rất nhiều thứ, được mô tả ở cấu trúc phức tạp, và bạn không thể vẽ/viết công thức cấu tạo ra được.
Và bởi vì không nhìn thấy được, nên người học luôn xem nó là môn khoa học viễn tưởng – tất cả đều dựa trên trí tưởng tượng.
Và khi không thể vẽ, không thể viết, không thể tưởng tượng ra nó, chúng ta bắt đầu nản.
Vậy giải pháp cho điều này là gì?
- Hãy lên lớp nghe giảng đầy đủ (không được trốn lý thuyết. Dù lên lớp nghe xong vẫn không hiểu gì, vẫn phải lên nghe, để não bộ quen dần với những từ vựng mới)
- Về nhà xem lại sách, vở ghi chép (sẽ nói rõ hơn ở phần 2).
Với những bài học ở phần hóa sinh chuyển hóa chất, chỉ cần nghe giảng, xem lại sách và vở ghi. Chưa cần tạo áp lực, bắt ép mình phải nhớ tất cả. Bởi lúc này mọi thứ còn quá mới với bạn. Mới đến từng từ vựng!
Hãy cho mình thời gian.
Khi học đến phần hóa sinh các cơ quan. Đây là lúc bạn cần yêu cầu bản thân cao. Tuy nhiên, nó cũng là lúc bạn đã quen với các từ vựng trong môn hóa sinh. Đồng thời, những kiến thức của môn giải phẫu, sinh lý, mô phôi (bạn đã và đang học đồng thời) sẽ giúp bạn dễ dàng tiếp cần những thứ có thể nhìn – sờ – tưởng tượng được.
Ví dụ: Nếu bạn học đến bài hóa sinh thận. Sẽ là lúc để bạn đọc lại bài hóa sinh chuyển hóa acid amin (chu trình Ure).
Tóm lại, hóa sinh chuyển hóa các chất là nền tảng để bạn hiểu hóa sinh chuyển hóa cơ quan. Nhưng ngược lại, hóa sinh chuyển hóa cơ quan, giúp bạn thực sự ghi nhớ hóa sinh chuyển hóa các chất.
- ĐỌC SÁCH TRONG KHI NGHE GIẢNG.
Bố mẹ, thầy cô, và chính bản thân bạn vẫn có thói quen đọc sách trước khi lên lớp.
Điều này đã từng đúng, nhưng nó là của những thế kỷ trước thế kỷ 21. Còn giờ, bạn đang sống ở thế kỷ 21.
(Bạn có thể tìm đọc sách Dám khác biệt dám dẫn đầu của tôi, do NXB Lao động ấn hành. Trong đó tôi dành cả hai chương để hướng dẫn cho bạn cách nghe giảng hiểu quả để nhớ ngay sau khi nghe giảng).
Ngày nay, bạn có quá như thứ để đọc. Và cũng có quá nhiều công cụ bổ trợ cho việc học (máy tính, điện thoại có kết nối với Google). Vậy nên, cần phải học tập một cách thông minh hơn.
Hãy luôn tự hỏi mình những câu hỏi sau:
- Cô giáo đang nói cái gì ấy nhỉ?
- Cái đó ở chỗ nào trong sách giáo khoa?
- Tài liệu khác họ nói có giống cô không?
- Cái đó có liên quan gì với bài học hôm trước không nhỉ?
Để thực hành được kỹ năng đọc sách trong khi nghe giảng, quả là không dễ. Nhưng bạn sẽ nhận được kết quả xứng đáng với sự nỗ lực rèn luyện kỹ năng đó. (Bởi lẽ vậy mà tôi đã phải dành cả một 1/3 thời lượng của chương trình HUH Online Level Max chỉ để huấn luyện bạn thành thạo kỹ năng này).